Khóa học ISO/IEC 17025:2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Kính gửi: Phòng thí nghiệm/Quý khách hàng
Thực hiện Kế hoạch trình đào tạo năm 2024, Văn phòng Công nhận chất lượng tổ chức khóa đào tạo về ISO/IEC 17025:2017 trong thời gian  05 ngày (từ ngày 21/10/2024 đến ngày 25/10/2024) với 3 module, cụ thể:
- Ngày 21/10/2024: Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 (VILAS T09.1)
- Ngày 22-23/10/2024: Đảm bảo giá trị sử dụng của kết quả ( VILAS T09.2)
- Ngày 24-25/10/2024: Kỹ năng cho Quản lý PTN ( VILAS T09.3)
Nội dung chi tiết về 03 Khóa đào tạo theo Phụ lục kèm Công văn này
Thời gian học: 8h00 – 17h00 hàng ngày
Phí đào tạo: 4.900.000 đ/1 người/ 1 khoá (VILAS T09).
- VILAS T09.1: 900.000 đ/1 người/ 1 ngày
- VILAS T09.2: 2.000.000 đ/ 1 người/ 2 ngày
- VILAS T09.3: 2.000.000 đ/1 người/ 2 ngày
(Phí này đã bao gồm tài liệu, chứng chỉ, teabreak, ăn trưa và thuế VAT 5%)
Địa điểm:  Nhà Khách Người có công
                   168 Hai Bà Trưng, P. Đakao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
(Lưu ý:Số lượng học viên 60 người/lớp, Văn phòng CNCL không nhận đăng ký khi đã đủ học viên)
    Văn phòng Công nhận chất lượng trân trọng kính mời các đơn vị, phòng thí nghiệm đăng ký tham dự lớp học bằng hình thức online tại địa chỉ: https://boa.gov.vn/node/add/khoahoc-dangky?id_khoahoc=34739. Mọi chi tiết xin liên hệ:
Văn phòng Công nhận chất lượng – 31 Hàn Thuyên, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Ms.Trà -   Tel: 028 38 270 482
Di động: 094 201 1133  -  E-mail: tra.nt@boa.gov.vn
 
NỘI DUNG VÀ MỤC TIÊU CỦA CÁC KHOÁ ĐÀO TẠO

I.   TIÊU CHUẨN ISO/IEC 17025:2017 VÀ CHÍNH SÁCH CỦA BoA

1. Giới thiệu
Khoá đào tạo được thực hiện để cung cấp cho các học viên tham gia hiểu được một cách rõ ràng nội dung, mục đích, ý nghĩa của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025.

2. Mục tiêu của khoá đào tạo
Khóa đào tạo giới thiệu cấu trúc và nội dung của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 để học viên:
  • Hiểu cặn kẽ các yêu cầu của ISO/IEC 17025;
  • Áp dụng được các yêu cầu của ISO/IEC 17025.

3. Đối tượng tham gia đào tạo
Khoá học này phù hợp đối với:
  • Nhân viên Phòng thí nghiệm (PTN) ở mọi vị trí công việc, cần hiểu về ISO/IEC 17025, mối liên quan giữa tiêu chuẩn và các qui định quản lý hiện tại của PTN để xây dựng hệ thống quản lý PTN phù hợp ISO/IEC 17025;
  • Nhân viên PTN chịu trách nhiệm về thiết lập và duy trì hệ thống quản lý của PTN theo ISO/IEC 17025;
  • Cá nhân muốn chuẩn bị các kiến thức cơ bản về quản lý PTN trước khi tuyển dụng vào làm việc tại PTN;
  • Nhân viên mới của PTN;
  • Nhân viên PTN đang chuẩn bị xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO/IEC 17025.

4. Nội dung đào tạo
Khoá đào tạo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 cung cấp cho học viên nội dung chính gồm:
  • Quá trình hình thành và xây dựng tiêu chuẩn, mục đích của tiêu chuẩn;
  • Tiếp cận của hệ thống quản lý;
  • Giới thiệu các yêu cầu chung của tiêu chuẩn;
  • Giới thiệu các yêu cầu về nguồn lực;
  • Giới thiệu các yêu cầu về quá trình;
  • Giới thiệu các yêu cầu về hệ thống quản lý;
  • Giải đáp.
 

II.  ĐẢM BẢO GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA KẾT QUẢ


1. Giới thiệu
Khoá đào tạo nhằm cung cấp thông tin và kiến thức về đảm bảo giá trị sử dụng của kết quả cũng như cách tổ chức đảm bảo chất lượng kết quả thí nghiệm tại Phòng thí nghiệm (PTN), bao gồm cả xử lý số liệu, thống kê và theo dõi xu hướng các dữ liệu, biểu đồ kiểm soát dữ liệu các kết quả đảm bảo chất lượng.
Khoá đào tạo cũng cung cấp cho học viên các nội dung về thử nghiệm thành thạo/ so sánh liên phòng (PT) và cách thức tổ chức thực hiện chương trình thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng.

2. Mục tiêu của khoá đào tạo
Kết thúc khoá đào tạo học viên có thể hiểu và thực hiện:
  • Khái niệm liên quan hoạt động đảm bảo giá trị sử dụng của kết quả;
  • Yêu cầu của ISO/IEC 17025 về thực hiện đảm bảo giá trị sử dụng của kết quả, cụ thể qui định về tham gia thử nghiệm thành thạo (PT), so sánh liên phòng (SSLP);
  • Cách tổ chức, thực hiện chương trình đảm bảo chất lượng kết quả thí nghiệm;
  • Cách tổ chức lựa chọn đơn vị cung cấp PT và lựa chọn chương trình PT thích hợp;
  • Thực hiện tổ chức và đánh giá kết quả chương trình SSLT;
  • Xử lý kết quả chương trình đảm bảo chất lượng kết quả;
  • Các công cụ thống kê để xử lý số liệu, theo dõi số liệu các kết quả đảm bảo giá trị sử dụng.

3. Đối tượng tham gia đào tạo
Khoá học này phù hợp đối với:
  • Các vị trí quản lý chịu trách nhiệm về kỹ thuật và thực hiện đảm bảo chất lượng của kết quả;
  • Nhân viên PTN được định hướng trở thành nhân sự quản lý kỹ thuật cho PTN;
  • Cá nhân muốn có kiến thức và kỹ năng thực hiện đảm bảo giá chất lượng của kết quả.

4. Nội dung đào tạo
Khoá đào tạo cung cấp cho học viên nội dung chính gồm:
  • Các khái niệm về đảm bảo chất lượng kết quả thí nghiệm;
  • Cách thức tổ chức và thực hiện đảm bảo chất lượng kết quả thí nghiệm nội bộ PTN;
  • Chính sách của BoA về tham gia PT và SSLP;
  • Lựa chọn đơn vị tổ chức PT và cách thức thực hiện, tham gia PT;
  • Cách thức tổ chức SSLP;
  • Công cụ thống kê để theo dõi xu hướng các kết quả đảm bảo chất lượng thử nghiệm và hành động xử lý.

III.    KỸ NĂNG QUẢN LÝ PHÒNG THÍ NGHIỆM

 
  1. Giới thiệu
Khoá đào tạo về kỹ năng quản lý Phòng thí nghiệm (PTN) cung cấp thông tin và kiến thức tổng thể về cách thức vận hành hệ thống quản lý của PTN theo các qui định ISO/IEC 17025.
Khoá đào tạo đi sâu vào phân tích các qui định liên quan đến hệ thống quản lý PTN, cung cấp các nội dung và cách thức đảm bảo xây dựng hệ thống quản lý, duy trì và vận hành hệ thống quản lý bao gồm cả quản lý rủi ro và cải tiến hệ thống quản lý.
  1. Mục tiêu của khoá đào tạo
Kết thúc khoá đào tạo học viên có thể hiểu và thực hiện:
  • Các yêu cầu của ISO/IEC 17025 áp dụng vào thực hành cho PTN;
  • Các khái niệm và công cụ quản lý PTN;
  • Vai trò, trách nhiệm của các vị trí quản lý PTN;
  • Vận hành việc áp dụng một cách hiệu quả giữa yêu cầu của tiêu chuẩn và thực tế của PTN;
  • Cách thức vận hành hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của khách hàng, cơ quan quản lý liên quan;
  • Kỹ năng cho các nhân sự quản lý PTN;
  • Quản lý rủi ro và cải tiến hiệu quả.

3. Đối tượng tham gia đào tạo
Khoá học này phù hợp đối với:
  • Các vị trí quản lý PTN;
  • Nhân viên PTN được định hướng trở thành nhân sự quản lý cho PTN;
  • Cá nhân muốn có kiến thức và kỹ năng thực hiện quản lý PTN.

4. Nội dung đào tạo
Khoá đào tạo Kỹ năng quản lý PTN cung cấp cho học viên nội dung chính gồm:
  • Các yêu cầu của ISO/IEC 17025;
  • Nhiệm vụ của các vị trí quản lý PTN;
  • Các công cụ, phương pháp vận dụng để thực hiện quản lý PTN theo từng yêu cầu của         ISO/IEC 17025;
  • Các bài tập thực hành;
  • Giải đáp thắc mắc.
© 2016 by BoA. All right reserved