Tuyên bố chung Ngày Công nhận thế giới 2021

TUYÊN BỐ CHUNG
của Xiao Jianhua, Chủ tịch IAF và Etty Feller, Chủ tịch ILAC

Công nhận:
Hỗ trợ quá trình thực thi mục tiêu phát triển bền vững.

Ngày công nhận thế giới 2021 nhấn mạnh vai trò công nhận trong việc hỗ trợ thực thi mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (LHQ).
ILAC và IAF đã duy trì quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác kỹ thuật với Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên Hợp quốc (UNIDO) vì vai trò quan trọng của hoạt động công nhận đã được ghi nhận đối với việc đạt được các chương trình nghị sự về phát triển bền vững và tác động của nó đối với phát triển công nghiệp và tăng trưởng kinh tế.
 
Chiến lược kỳ vọng của LHQ đến năm 2030 là xóa đói giảm nghèo, tạo ra tiến bộ xã hội và môi trường toàn cầu cho gần 380 triệu việc làm và cơ hội với giá trị lên tới 12 triệu đô (9 triệu bảng Anh) trong các lĩnh vực từ nhà ở thông thường và hiệu quả năng lượng đến các mô hình kinh tế tuần hoàn và những tiến bộ trong chăm sóc sức khỏe. Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của LHQ thể hiện kế hoạch chi tiết để đạt được một tương lai tốt đẹp và bền vững hơn. Các mục tiêu này nhấn mạnh vào các thách thức toàn cầu như đói nghèo, bất bình đẳng, biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường và công bằng.

Có 17 mục tiêu phát triển bền vững với 169 mục tiêu liên quan nhằm định hướng cho tất cả các nỗ lực phát triển toàn cầu, khu vực và quốc gia. Công nhận và các cơ sở hạ tầng chất lượng khác (QI) bao gồm đo lường, tiêu chuẩn hóa, đánh giá sự phù hợp và giám sát thị trường là nền tảng quan trọng hỗ trợ mục tiêu phát triển bền vững với 3 yếu tố chính: tạo ra sự thịnh vượng, nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế và bảo vệ môi trường.

Các nền tảng kỹ thuật và vận hành quan trọng đối với sự phát triển xã hội đều thông qua hoạt động công nhận.  Công nhận hỗ trợ các mục tiêu chính sách trong các lĩnh vực: thương mại xuyên biên giới, an toàn thực phẩm, y tế và bảo vệ môi trường và phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp.
Công nhận cung cấp một nền tảng tin cậy để xác định, phát triển và khẳng định các yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ, giúp đảm bảo và chứng minh sản phẩm, dịch vụ đáp ứng các yêu cầu cụ thể. 

Trong khi đã có một số thành công trên thế giới, chủ đề năm nay về ngày Công nhận thế giới 2021 vẫn được chọn để đảm bảo rằng các nhà hoạch định chính sách tiếp tục sử dụng dịch vụ công nhận và dịch vụ cơ sở hạ tầng chất lượng để hỗ trợ các mục tiêu phát triển bền vững. Chủ đề này cũng tạo điều kiện cho các thành viên ILAC và IAF chia sẻ các ví dụ về cách thức áp dụng để đáp ứng mục tiêu như: phát triển thương mại, giải quyết các mối lo ngại về sức khỏe và an toàn, cải thiện tổng thể chung chất lượng đầu ra của nền kinh tế. Chủ đề này cũng có thể thực hiện như một yếu tố kích thích sự phát triển và đảm bảo rằng hoạt động công nhận tiếp tục phù hợp khi đối mặt với tốc độ chóng mặt của đổi mới công nghệ, việc tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và mối đe dọa do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy giảm tài nguyên gây ra. 

Các tài liệu từ các trang mạng business-benefits.org và publicsectorassurance.org và các sự kiện, báo chí và truyền hình, cũng như các hội thảo, tọa đàm diễn ra cùng với ngày Công nhận thế giới tại hơn 100 nền kinh tế sẽ nâng cao hơn nhận thức về giá trị mà hoạt động công nhận mang lại để hỗ trợ việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
© 2016 by BoA. All right reserved