Tuyên bố chung ngày công nhận thế giới 2024: "Công nhận: Trao quyền cho ngày mai và định hình tương lai"
Diễn đàn Công nhận thế giới (IAF) và Tổ chức Hợp tác Công nhận Phòng thí nghiệm thế giới (ILAC) cùng kỷ niệm Ngày Công Nhận Thế Giới vào ngày 9 tháng 6 năm 2024. Chủ đề của Ngày công nhận thế giới năm 2024 là "Công Nhận: Trao Quyền Cho Ngày Mai và Định Hình Tương Lai" nhằm hướng đến cách thức hoạt động công nhận mang lại sự tin tưởng đối với các công nghệ mới, số hóa và phát triển bền vững, là những yếu tố mang tính chuyển đổi bước ngoặt của thế giới.
Công nhận là điều cần thiết trong một thế giới được đánh dấu bởi sự tiến bộ nhanh chóng về công nghệ, thay đổi hành vi tiêu dùng và sự không chắc chắn về kinh tế đang diễn ra. Với chủ đề "Công Nhận: Trao Quyền Cho Ngày Mai và Định Hình Tương Lai", Ngày công nhận thế giới năm nay nhấn mạnh vai trò của công nhận trong việc tận dụng các cơ hội mới nổi và giải quyết các thách thức toàn cầu.
Công nhận là điều cần thiết trong một thế giới được đánh dấu bởi sự tiến bộ nhanh chóng về công nghệ, thay đổi hành vi tiêu dùng và sự không chắc chắn về kinh tế đang diễn ra. Với chủ đề "Công Nhận: Trao Quyền Cho Ngày Mai và Định Hình Tương Lai", Ngày công nhận thế giới năm nay nhấn mạnh vai trò của công nhận trong việc tận dụng các cơ hội mới nổi và giải quyết các thách thức toàn cầu.
Đứng đầu trong thời kỳ chuyển đổi này là Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư (IR 4.0), được đặc trưng bởi sự tích hợp của các công nghệ số như trí tuệ nhân tạo (AI), robot, Internet kết nối vạn vật (IoT) và phân tích dữ liệu lớn trong các lĩnh vực của xã hội và công nghiệp. Những công nghệ này đang thay đổi căn bản cách chúng ta tương tác, sản xuất và đổi mới.
Bằng cách xây dựng nền tảng của niềm tin và sự tin cậy, hoạt động công nhận cho phép các tổ chức tự tin đón nhận các công nghệ mới và thúc đẩy đổi mới. Cho dù trong sản xuất, chăm sóc sức khỏe hay nông nghiệp, đánh giá sự phù hợp được công nhận xác nhận rằng các sản phẩm và quy trình mới đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt, tạo điều kiện cho việc áp dụng và tích hợp vào các hệ thống hiện có. Thử nghiệm và giám định mang lại sự tin tưởng vào tính an toàn của sản phẩm cũng như quy trình xuất suất. Các chương trình bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng giúp các doanh nghiệp thực hiện các quy trình bảo vệ dữ liệu toàn diện, bảo vệ khỏi các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi và bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng.
IAF, ILAC và cộng đồng đánh giá sự phù hợp đã cùng nắm bắt và thích ứng với sự thay đổi công nghệ. Một ví dụ gần đây là sự phát triển của ISO/IEC 42001 Công nghệ thông tin - Trí tuệ nhân tạo - Quản lý tiêu chuẩn hệ thống được công bố vào tháng 12/2023. Là tiêu chuẩn hệ thống quản lý toàn cầu AI đầu tiên, nó tìm cách giải quyết tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và cân nhắc đạo đức khi việc sử dụng AI phát triển nhanh chóng giữa các lĩnh vực. Tiêu chuẩn này nhấn mạnh cam kết của cộng đồng trong việc thích ứng với sự phát triển sinh thái cảnh quan và đảm bảo rằng các hệ thống AI được phát triển và sử dụng có trách nhiệm.
Sự xuát hiện của các công nghệ mới cũng đặt ra những thách thức đối với môi trường và nhân quyền. Trong những năm gần đây, các yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) đã thu hút sự chú ý đáng kể từ phía người tiêu dùng, doanh nghiệp, cơ quan quản lý và nhà đầu tư. Người tiêu dùng ngày càng nhận thức sâu sắc về các tác động môi trường và xã hội của các sản phẩm và dịch vụ mà họ mua, từ đó tạo ra một làn sóng tăng cường nhu cầu về hàng hóa bền vững và được sản xuất phù hợp với các quy phạm đạo đức. Các quy trình đánh giá tuân thủ được công nhận giúp các Công ty thể hiện cam kết của mình đối với các thực hành xã hội và môi trường trong hoạt động và chuỗi cung ứng của họ, từ đó tạo niềm tin trong dữ liệu hiệu suất ESG giữa người tiêu dùng và cơ quan quản lý.
Khi chúng ta chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn thúc đẩy xu hướng tái sử dụng và tái tạo, hoạt động công nhận có thể mang lại sự tin cậy vào an toàn, hiệu quả, khả năng sửa chữa, độ bền, khả năng nâng cấp, khả năng tái chế và tái sử dụng sản phẩm. Các dịch vụ thử nghiệm, đo lường, thẩm định và thẩm tra được công nhận cũng đẩy mạnh nỗ lực toàn cầu chống lại biến đổi khí hậu bằng cách hỗ trợ hiệu quả năng lượng, các sáng kiến, sản xuất năng lượng tái tạo và nỗ lực giảm phát thải carbon trên toàn cầu.
Điều quan trọng cần lưu ý là những ví dụ về thay đổi này chỉ là một số trong một loạt các thay đổi mà IAF, ILAC và các tổ chức công nhận đang giải quyết. Các ưu tiên sẽ tiếp tục thay đổi khi những thách thức và cơ hội mới xuất hiện, có lẽ từ những thay đổi chưa thể lường trước được. IAF và ILAC tin tưởng rằng khi thế giới tiếp tục phát triển, công nhận sẽ tiếp tục là nền tảng vững chắc cho sự tiến bộ, trao quyền cho các doanh nghiệp, bảo vệ người tiêu dùng và thúc đẩy sự thịnh vượng toàn cầu.
Ngày Công nhận Thế giới 2024 cho phép Diễn đàn Công nhận thế giới (https://iaf.nu), Tổ chức Hợp tác Công nhận Phòng thí nghiệm thế giới (www.ilac.org) và các thành viên của họ làm nổi bật cách công nhận trao quyền và định hình tương lai. IAF và ILAC cung cấp một loạt các thông tin để giải thích vai trò của công nhận trong việc mang lại lợi ích tích cực, bao gồm minh họa thêm về việc sử dụng nó: Đảm bảo lợi ích hài hòa giữa lợi nhuận doanh nghiệp và phúc lợi công cộng.
Tin tức khác
-
( 04/09/2024 )
-
( 25/07/2024 )
-
( 25/07/2024 )
-
( 10/07/2024 )
-
( 27/06/2024 )