Tuyên bố chung Ngày Công nhận thế giới năm 2022
TUYÊN BỐ CHUNG
của Emanuele Riva, Chủ tịch IAF và Etty Feller, Chủ tịch ILAC
của Emanuele Riva, Chủ tịch IAF và Etty Feller, Chủ tịch ILAC
CÔNG NHẬN: BỀN VỮNG TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Tổ chức công nhận thế giới IAF và ILAC một lần nữa lại cùng nhau tổ chức kỷ niệm Ngày công nhận thế giới vào ngày 9 tháng 6. Chủ đề năm 2022 là Công nhận: Bền vững trong tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường với mục tiêu tuyên truyền rộng rãi về vai trò của hoạt động công nhận và đánh giá sự phù hợp trong cung cấp các giải pháp toàn cầu cho các vấn đề toàn cầu.
Các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDGs) đã đề ra mục tiêu rõ ràng để tập trung cho hiện tại và tương lai.
Hai trong số các thành tố cốt lõi của SDGs là duy trì đồng thời tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường với phương hướng chung là thực hiện bền vững cả hai mục tiêu.
Sự hợp tác của IAF và ILAC cho thấy rằng các trọng tâm dường như khác nhau có thể được tập hợp lại với nhau để đạt được hành động tích cực.
Hai tổ chức công nhận đã có quá trình hợp tác lâu dài để hỗ trợ các doanh nghiệp, chính phủ, người tiêu dùng và các nhóm khác tiếp cận hoạt động công nhận như một phương tiện nâng cao để thúc đẩy hiệu quả phát triển kinh tế song song với bảo vệ môi trường. Chúng tôi luôn tập trung thực hiện các biện pháp để đạt được hai mục tiêu này một cách bền vững, đặc biệt thông qua sự kiện COP 26, hoạt động công nhận cung cấp hàng loạt các giải pháp nhằm giúp tất cả các tổ chức phát huy hiệu quả hoạt động cao hơn.
Ở bất cứ góc độ nào, từ việc nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, hỗ trợ quản lý biến đổi khí hậu, phát triển nền kinh tế tuần hoàn hay cung cấp các công cụ để đo lường hiệu quả hoạt động, hoạt động công nhận và đánh giá sự phù hợp luôn được rà soát và xem xét cẩn trọng để đảm bảo rằng các công cụ phù hợp nhất sẽ được cung cấp và áp dụng để hỗ trợ thực thi Các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDGs) phù hợp với điều kiện hiện tại cũng như trong tương lai.
Từ những hoạt động từ rất sớm với việc công nhận các phòng thí nghiệm phục vụ việc tuân thủ các quy định về môi trường cho đến các hoạt động công nhận gần đây đối với các tổ chức chứng nhận ISO 14001 (một tiêu chuẩn chuyên biệt để đánh giá về năng lực bảo vệ môi trường), và việc giới thiệu tiêu chuẩn về kiểm tra, xác nhận phát thải, IAF và ILAC đang không ngừng nỗ lực để giúp các tổ chức đo lường , quản lý cũng như báo cáo kết quả của hoạt động tăng trưởng kinh tế bền vững cũng như bảo vệ môi trường.
Khi các tiêu chí về Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) ngày càng trở thành một phương pháp phổ biến để đo lường tác động của tổ chức và đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn, cộng đồng công nhận sẽ định hướng đến các loại hình tổ chức khác nhau có các nhu cầu và ưu tiên khác biệt nhằm cung cấp các giải pháp công nhận và đánh giá sự phù hợp thích hợp.
Cụm từ, "Không có Hành tinh B" nêu bật nhu cầu cấp bách hơn bao giờ hết về tính bền vững đồng thời trong tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
Ngày Công nhận Thế giới 2022 sẽ là cơ hội để Diễn đàn Công nhận Thế giới (www.iaf.nu), Diễn đàn Hợp tác Công nhận Phòng thí nghiệm thế giới (www.ilac.org) và các nước thành viên nêu bật vai trò của hoạt động công nhận đối với phát triển nền kinh tế bền vững, trong đó chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường. IAF và ILAC cung cấp một loạt các thông tin về vai trò của công nhận đối với phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế và môi trường, bao gồm các minh họa thực tiễn về hiệu quả của hoạt động công nhận đối với: Phát triển kinh tế - Đảm bảo khu vực công và Bảo vệ môi trường - Đảm bảo khu vực công.
Tin tức khác
-
( 21/11/2024 )
-
( 08/11/2024 )
-
( 24/10/2024 )
-
( 23/10/2024 )
-
( 21/10/2024 )