Tuyên bố chung Ngày Công nhận thế giới 2023

Công nhận thế giới 2023
Công nhận: hỗ trợ thương mại toàn cầu trong tương lai

Diễn đàn Công nhận thế giới (IAF)Tổ chức Hợp tác Công nhận Phòng thí nghiệm thế giới (ILAC) một lần nữa lại cùng nhau tổ chức kỷ niệm Ngày công nhận thế giới vào ngày 9 tháng 6. Chủ đề Ngày công nhận thế giới năm nay là "Công nhận: Hỗ trợ thương mại toàn cầu trong tương lai" nhằm mục đích thu hút sự chú ý đến hoạt động công nhận và đánh giá sự phù hợp đang thích ứng với những tiến bộ trong công nghệ, những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng và môi trường pháp lý, cơ chế vmô hình kinh doanh đang thay đổi.

Nguyên tắc sáng lập của IAF và ILAC cách đây nhiều thập kỷ là hỗ trợ thương mại toàn cầu. Nguyên tắc này đã thúc đẩy các hoạt động và đóng vai trò là một trong những động lực chính cho hai tổ chức này.

Trong một thế giới không ngừng thay đổi, điều đáng chú ý là việc công nhận hỗ trợ thương mại thế giới ngày nay vẫn phù hợp như cách đây hàng thập kỷ và sự phù hợp này dường như ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Bộ Thương mại Hoa Kỳ ước tính các tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp liên quan có tác động đến 80% thương mại của thế giới. Còn theo ước tính của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) các tiêu chuẩn đóng góp 6,1 tỷ GBR cho xuất khẩu ở Vương quốc Anh mỗi năm, trong khi nghiên cứu độc lập do Viện Nghiên cứu Kinh tế New Zealand thực hiện đã báo cáo rằng việc công nhận mang lại 4,5 tỷ NZD cho xuất khẩu.

 Công nhận và thương mại được ràng buộc với nhau bằng niềm tin – niềm tin là thành phần thiết yếu của các mối quan hệ thương mại, cho dù chúng được thực hiện trong biên giới quốc gia hay với các nền kinh tế khác. Các nền kinh tế trên thế giới từ lâu đã dựa vào một hệ thống tích hợp các tiêu chuẩn, quy định, đo lường và đánh giá sự phù hợp được công nhận để tạo ra một cơ sở hạ tầng chất lượng. Hệ thống tích hợp này đã tạo ra sự tin cậy cần thiết để hỗ trợ thương mại bằng cách đảm bảo rằng người tiêu dùng, doanh nghiệp và cơ quan quản lý mua sắm hàng hóa và dịch vụ sẽ nhận được những gì họ mong đợi.

Một trong những vai trò chính của công nhận trong việc hỗ trợ thương mại toàn cầu là loại bỏ các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT). Bằng cách thể hiện sự tin cậy, cơ sở hạ tầng chất lượng đã giúp các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường quốc tế rộng lớn hơn, đồng thời cải thiện chất lượng và sự an toàn của hàng nhập khẩu từ các nền kinh tế đó.

Do vậy, nhiều yếu tố chính ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu chính xác là những vấn đề mà việc công nhận có giải pháp:
  • Chuỗi cung ứng đang trở nên phức tạp hơn và bằng chứng là có sự khác biệt trong quy định ngày càng tăng
  • Các yếu tố địa chính trị như xung đột vũ trang và đại dịch toàn cầu đã ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu thô và phá vỡ các phương pháp đảm bảo chất lượng đã được thiết lập
  • Mối quan tâm ngày càng tăng liên quan đến an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo, bảo vệ dữ liệu, gian lận và tính xác thực của sản phẩm
  • Ý thức của người tiêu dùng về tính bền vững, nguồn gốc xuất xứ, sức khỏe và đạo đức ngày càng tăng, buộc các thương hiệu phải nâng cao tầm hiểu biết và giám sát mạng lưới cung ứng của họ.
Công nhận hỗ trợ thương mại thế giới bằng cách hỗ trợ các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong việc đáp ứng các nhu cầu đa dạng của họ, cho dù đó là an toàn sản phẩm kỹ thuật, quản trị tốt, biến đổi khí hậu, năng lượng, thị trường công bằng hay sự tin cậy của công chúng. Đổi lại, điều này được các tổ chức như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) và OECD cho rằng việc áp dụng nhiều hơn các tiêu chuẩn quốc tế trong khuôn khổ quốc gia và tuân thủ chúng, có thể thúc đẩy quy định chung toàn cầu.

Thích ứng với một thế giới đang thay đổi là nền tảng để IAF và ILAC phát triển các giải pháp hỗ trợ thương mại toàn cầu. Việc áp dụng các công nghệ mới đang gia tăng với tốc độ chưa từng thấy, mang đến những mối đe dọa và thách thức mới về quản trị. Đánh giá sự phù hợp được công nhận đã mang lại niềm tin vào việc đảm bảo chất lượng của hàng hóa và dịch vụ trong nhiều lĩnh vực mà công nghệ chuỗi khối và trí tuệ nhân tạo AI đang được áp dụng.

Mặc dù các tiêu chuẩn và công nhận có nhiều tác động tích cực đến thương mại cả trong và ngoài lãnh thổ, nhưng vẫn cần tiếp tục phát triển để đáp ứng các yêu cầu đang thay đổi của ngành và hỗ trợ các hệ thống thương mại trong tương lai. IAF và ILAC sẽ không ngừng phấn đấu để đạt được điều này. Đổi lại, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các mục tiêu SDG liên quan đến thương mại.

Hỗ trợ tương lai của thương mại toàn cầu cho Ngày Công nhận Thế giới năm 2023 cho thấy cơ sở hạ tầng chất lượng quốc gia và toàn cầu đang thích ứng như thế nào với những tiến bộ trong công nghệ, những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng và môi trường pháp lý, cơ chế mới về niềm tin và mô hình kinh doanh đang thay đổi. Ngày nay cũng như nhiều thập kỷ trước và sẽ vẫn như vậy trong tương lai, công nhận vẫn tiếp tục hỗ trợ thương mại thế giới cho người tiêu dùng, doanh nghiệp cũng như chính phủ và các cơ quan quản lý.

Ngày Công nhận Thế giới năm 2023 tạo điều kiện cho Diễn đàn Công nhận Quốc tế (www.iaf.nu), Tổ chức Hợp tác Công nhận Phòng thí nghiệm Quốc tế (www.ilac.org) và các thành viên nêu bật việc công nhận đang hỗ trợ Tương lai của Thương mại Toàn cầu như thế nào. IAF và ILAC cung cấp nhiều thông tin để lý giải vai trò của công nhận trong việc hỗ trợ thương mại toàn cầu trong tương lai, bao gồm các minh họa thêm về việc sử dụng nó: Thương mại–Đảm bảo khu vực công và Lợi ích kinh doanh.
© 2016 by BoA. All right reserved